Thật tiếc cho nét đẹp truyền thống của ngày giỗ nói chung và đặc biệt là ngày giỗ Tổ tại chùa nói riêng có thể bị mất đi và lui dần vào quá khứ Một khi nó mất đi đồng nghĩa với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cũng không còn vẹn nguyên và d
Xin đừng trần tục hóa chốn Thiền môn

Thật tiếc cho nét đẹp truyền thống của ngày giỗ nói chung và đặc biệt là ngày giỗ Tổ tại chùa nói riêng có thể bị mất đi và lui dần vào quá khứ. Một khi nó mất đi đồng nghĩa với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cũng không còn vẹn nguyên và dần bị mai một theo năm tháng. Ngày còn nhỏ, tôi thường theo chân bà đến chùa vào những dịp giỗ Tổ. Trong ký ức tuổi thơ của tôi, hồi đấy giỗ Tổ ở chùa đơn sơ và giản dị lắm, chỉ có hoa tươi, bông trái và vài món ăn dân dã để dâng lên cúng chư Phật và chư vị Tổ sư. Sau khi tụng kinh, niệm Phật sư trụ trì và các phật tử sẽ cùng nhau ôn lại công đức xây dựng, kiến tạo nếp sống đạo hạnh nơi chốn thiền môn, tự viện; cũng như học tập tấm gương sáng ngời của chư Tổ đã để lại cho hàng hậu học. Chỉ đơn giản vậy thôi mà mọi người đều ra về trong tâm trạng hoan hỷ, bình an. Thật thắm tình đạo vị biết mấy! 
 
Tôi có cơ duyên được tham dự một vài lễ giỗ Tổ và qua lời kể của vài người bạn, tôi nhận thấy ngày nay đa số các chùa giờ không còn giữ được nếp sống như xưa. Lễ giỗ Tổ được tổ chức to và “đầy đủ” lắm: cờ phướn, đối liễn sắc màu rực rỡ; hoa trái, phẩm vật và mâm cỗ cúng thật chẳng thiếu thứ gì. Nhưng quang cảnh đám giỗ tôi thấy có chút ồn ào và nhộn nhạo. Người chạy ngược, người chạy xuôi cùng tiếng cười nói, tranh cãi khiến cho ngôi chùa bị mất đi sự trang nghiêm, thanh tịnh vốn có. 
      
Những ngày giỗ Tổ ở chùa thường có sự tham gia của khá đông các phật tử gần xa, nhưng khi hỏi các bác về tên vị sư Tổ, cũng như năm khai sơn của ngôi chùa thì hầu như mọi người đều không ai hay. Không biết từ bao giờ mà ngày giỗ Tổ đối với người phật tử chỉ đơn thuần là ngày đến chùa “thụ lộc” rồi ra về. Trong khi mục đích của ngày giỗ Tổ (kỵ nhật, húy nhật) là để nhắc lại công đức của chư Tổ và người phật tử sẽ lấy đó làm tấm gương để soi rọi vào thân tâm mình. Từ đó tự nhủ sẽ siêng năng, tinh tấn tu tập và xả bỏ bớt những chấp ngã của bản thân. Vậy phải chăng cách thức tổ chức ngày giỗ Tổ hiện nay ở các ngôi chùa không còn giữ được giá trị nguyên bản ấy?  

Nhiều người nói “ăn theo thuở, ở theo đời”, thời đại thay đổi thì hình tướng cũng thay đổi theo, làm sao mà mong mọi việc giống như trước được. Nhưng tôi lại nghĩ khác, có giữ được truyền thống hay không là do sự nhận thức giữ gìn nơi tự thân của mỗi người. Bởi vào ngày giỗ Tổ ở chùa, các vị sư trụ trì vẫn giữ được nghi lễ thờ tự trang nghiêm và các nghi thức truyền thống như tụng kinh, niệm Phật để cầu siêu, cầu quốc thái dân an… Vậy hà cớ gì chúng ta không tập trung hơn nữa cho phần “nội dung”, để tất cả những người phật tử đến tham gia có thể hiểu được phần nào những bài học quý giá mà chư vị Tổ sư đã truyền lại và giảm thiểu đi phần “hình thức”, cho phù hợp hơn với chốn thiền môn thanh tịnh. 

Không những vậy, ngôi chùa bao đời này vẫn luôn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt: 

“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống bao đời của tổ tông”


Những giá trị nhân văn của dân tộc đã được mái chùa gìn giữ suốt ngàn đời, dẫu trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử. Vì vậy, khi những giá trị truyền thống đạo đức trong nhà chùa được bảo tồn thì nó sẽ lan tỏa ra, thành đạo đức của những người con phật, từ đó lan rộng ra thành đạo đức của toàn xã hội. Bởi mỗi cá nhân, gia đình chính là một nhân tố, một bộ phận cấu thành nên xã hội. 

Thật tiếc cho nét đẹp truyền thống của ngày giỗ nói chung và đặc biệt là ngày giỗ Tổ tại chùa nói riêng có thể bị mất đi và lui dần vào quá khứ. Một khi nó mất đi đồng nghĩa với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cũng không còn vẹn nguyên và dần bị mai một theo năm tháng.

Cuộc sống vốn đã đủ xô bồ, xin đừng “trần tục hóa” cánh cửa chốn thiền môn để ta còn một nơi bình an để trở về nương tựa và hòa mình vào vô lượng cảnh giới Phật tâm.
 
Bài viết: "Xin đừng trần tục hóa chốn Thiền môn"
Tuệ Minh - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

xin đừng trần tục hóa chốn thiền môn xin dung tran tuc hoa chon thien mon tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Lễ tuần lâm đệ lục cố Trưởng lão lặc nghiem hàm ý phẩm phổ môn trong kinh diệu pháp nhung buoc chan dau tien di vao que huong giac ngo 6 tội lỗi lớn nhất mà người việt cha me la nguon mach cua su yeu huy mô phật mọi lúc Bóng đá duy tuệ thị nghiệp Đổ xô ăn chay trong mùa Vu lan Vì sao không nên ăn nhiều muối Thịt đỏ Ăn gì để có tinh thần tốt diễu hành xe đạp hướng về ngày phật chua vien thong bon phap hanh tao niem vui hanh phuc Hấp thụ protein một cách hiệu quả Thông điệp không sợ hãi trong việc xây Hoa cúc và mứt gừng tiểu sử hòa thượng thích bửu phước japan điểm đến mùa thu lãng mạn Tháng Bảy mùa chay Những cung bậc và Những món ăn trong hội chùa của Bắc tình thương và sự chuyển hóa ç an cư Chùa Quan Âm Kon Tum nhãƒæ nu dien vien tre xuat gia gieo duyen mot thang tai hãy khóc đi nếu em thấy tuyệt vọng phuoc duc khac cong duc nhu the nao dÑi à tÃ Æ di no luc thuc tap phap phat Trẻ mắc chứng hoảng sợ khi ngủ dễ Luyện thở giảm stress Gene và môi trường tác động lớn đến chÙa khánh Húy kỵ chư tôn đức tiền bối bức tượng phật cổ nhất việt nam thien vien tren bien 5 cách làm trắng răng tự nhiên phật giáo đối phó với sân hận và cảm xúc Thực hành tụng niệmtrong Phật giáo nhung vet thuong co the lanh Lịch sử là bài học vô giá là động Để lòng nhẹ nhàng bình an